Di trú Úc năm 1994 sửa đổi năm 2014 có quy định trong luật ly hôn ở Úc như sau:
Đối với một người là công dân Úc hoặc là thường trú nhân đang sinh sống tại Úc, nếu đã từng kết hôn với một người khác ở nước ngoài và sau đó bảo lãnh người vợ/chồng này đến Úc. Sau khi người này đến Úc, họ lại không thể tiếp tục chung sống với nhau được và phải ly hôn tại Úc. Sau khi ly hôn thì người công dân Úc này (hoặc thường trú nhân) có thể tái kết hôn với một người khác trong nước Úc hoặc ngoài nước Úc trong bất cứ thời gian nào, tuy nhiên nếu người chồng/vợ sau của người này cũng ở ngoài nước Úc và người này muốn làm hồ sơ bảo lãnh đến Úc thì người này phải chờ trong thời gian tối thiểu là 5 năm kể từ ngày người chồng/vợ trước đến Úc mới được nộp hồ sơ bảo lãnh mới.
Nếu bạn và vợ/chồng đều không thể về Việt Nam để tiến hành thủ tục ly hôn tại Việt Nam thì hai bạn hoàn toàn có thể tiến hành thủ tục ly hôn tại Úc.
Thủ tục ly hôn tại Úc phải tuân theo luật ly hôn ở Úc. Bởi vậy, hai bạn có thể đến Lãnh sự quán của Việt Nam tại Úc để được hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục ly hôn.
Từ lúc có visa thường trú ở Úc, nếu vợ chồng bất hoà có thể ly thân bất cứ lúc nào.
Điều 90 và 91 Luật HNGĐ quy định về việc thuận tình ly hôn và ly hôn theo yêu cầu của một bên. Theo đó, khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hoà giải tại Toà án không thành thì Toà án xem xét, giải quyết việc ly hôn. Do đó, bạn có thể về Việt Nam và làm thủ tục ly hôn tại Toà án.
Như vậy, nếu vợ chồng bạn cùng thường trú tại Úc thì yêu cầu ly hôn của bạn phải được thực hiện theo pháp luật của Úc. Nếu bạn và chồng không cùng nơi thường trú thì việc ly hôn của bạn sẽ được thực hiện theo pháp luật Việt Nam.
Trong trường hợp này, vợ chồng anh đang thường trú chung tại ÚC thì có thể nộp đơn xin ly hôn tại Úc sau đó có thể gửi đơn lên TAND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi bạn cư trú yêu cầu Tòa án công nhận bản án và cho thi hành tại Việt Nam theo quy định tại điều 125 Luật hôn nhân gia đình 2014.
Điều 125. Công nhận, ghi chú bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài về hôn nhân và gia đình
1. Việc công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài có yêu cầu thi hành tại Việt Nam được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.
2. Chính phủ quy định việc ghi vào sổ hộ tịch các việc về hôn nhân và gia đình theo bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam hoặc không có đơn yêu cầu không công nhận tại Việt Nam; quyết định về hôn nhân và gia đình của cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài.
Xem thêm nhiều tin tức hay nhất về kinh nghiệm du lịch Úc vô cùng bổ ích, thủ tục làm visa đi Úc dễ đậu và các thông tin mua bán nhà đất Australia trên báo úc.
Tìm hiểu luật ly hôn ở Úc hiện nay cho người Việt
Thủ tục ly hôn ở Việt Nam cần những giấy tờ sau:
- Đơn xin ly hôn: Nếu hai người thuận tình ly hôn thì đơn ly hôn của vợ hoặc chồng phải có xác nhận của chính quyền địa phương hoặc sứ quán Việt Nam tại nước ngoài. Đơn ly hôn không yêu cầu cả hai cùng ký vào đơn, nếu đơn phương ly hôn chỉ cần chữ ký của người viết đơn.
- Bản sao Giấy CMND (Hộ chiếu); Hộ khẩu (có Sao y bản chính).
- Bản chính giấy chứng nhận kết hôn (nếu có), trong trường hợp mất bản chính giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao có xác nhận sao y bản chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhưng phải trình bày rõ trong đơn kiện.
- Bản sao giấy khai sinh con (nếu có con).
- Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp tài sản).
Sau đấy anh gửi lên TAND cấp tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương nơi mà anh cư trú hoặc đăng ký thường trú sau khi về Việt Nam hoặc nơi mà vợ chồng anh đã đăng ký kết hôn.
Điều 202. Xét xử trong trường hợp đương sự vắng mặt tại phiên toà
Toà án vẫn tiến hành xét xử vụ án trong các trường hợp sau đây:
1. Nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên toà có đơn đề nghị Toà án xét xử vắng mặt;
2. Nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên toà có người đại diện hợp pháp tham gia phiên toà;
3. Các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 200 và khoản 2 Điều 201 của Bộ luật này".
Khoản 2 điều 200 BLTTDS 2004 quy định: "Bị đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì Toà án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ".
Như vậy, khi vợ/chồng bạn có đề nghị xét xử vắng mặt thì Tòa án vẫn sẽ xử vắng mặt hoặc vợ/ chồng bạn có người đại diện hợp pháp là cha mẹ tham dự phiên tòa thì Tòa vẫn sẽ xử vắng mặt hoặc theo khoản 2 điều 200 BLTTDS 2004 thì bạn vẫn có thể được Tòa án giải quyết vụ việc này ở Việt Nam khi mà chỉ mình bạn về Việt Nam.
Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty chúng tôi.
Trên đây là thông tin luật ly hôn ở Úc giúp bạn giải đáp các thắc mắc đang băn khoăn khi làm thủ tục ly hôn ở Úc hay Việt Nam. Đừng quên theo dõi thêm nhiều thủ tục làm visa đi úc được cập nhật liên tục trên giacmouc.com nhé.
Thảo Trần