Hiện nay, nhiều người mong muốn được định cư và nhập quốc tịch nước ngoài để có chất lượng cuộc sống tốt hơn cho gia đình và hưởng thụ nhiều chính sách tại các nước phát triển.
Những con đường phổ biến để định cư nước ngoài là định cư diện tay nghề và diện đầu tư. Sau một khoảng thời gian giữ visa thường trú nhân và đáp ứng được một số điều kiện, bạn có thể xin nhập quốc tịch nước ngoài.
Không phải đất nước nào cũng dễ dàng cho phép sinh viên quốc tế ở lại nhập quốc tịch. Hãy cùng xem xin nhập quốc tịch nước nào dễ nhất, những nơi có điều kiện định cư vô cùng thuận lợi cho du học sinh, giúp bạn có lựa chọn đúng đắn, phù hợp với mục đích của mình ngay sau đây:
Nhập quốc tịch nước ngoài diện tay nghề
Canada
Đây là quốc gia đi đầu với chính sách định cư cởi mở cho sinh viên. Sau tốt nghiệp, sinh viên quốc tế được quyền xin giấy phép làm việc (work permit) và ở lại lao động từ 1 đến 3 năm (phụ thuộc vào độ dài của chương trình học mình từng tham gia).
Đặc biệt, bạn sẽ có lợi thế ở lại Canada khi tốt nghiệp và hoạt động trong những ngành nghề sau:
Nhóm ngành tài chính, kinh doanh |
Quản lý tài chính, kế toán, kiểm toán, quản lý nhân lực, bán lẻ, bất động sản |
Nhóm ngành dịch vụ |
Du lịch, ăn uống |
Chăm sóc sức khỏe, phúc lợi xã hội |
y tá, điều dưỡng, chuyên gia tâm lý, nhân viên xã hội, tư vấn viên; Công nghệ y tế : dược, thiết bị y tế |
Kỹ thuật |
Xây dựng, khai thác, mỏ, giao thông , năng lượng, dầu khí, cơ khí |
Úc
Úc cũng là một quốc gia rộng mở đón chào sinh viên quốc tế định cư/ Một khi đã lấy được visa Subclass 485 (visa tốt nghiệp tạm thời), sinh viên tốt nghiệp sẽ được ở lại Úc làm việc 18 tháng nếu hoàn thành bậc đại học và từ 2 đến 4 năm dành cho người tham gia chương trình sau đại học.Úc
Ngoài ra còn có visa định cư diện tay nghề là visa 189, 190, 887. Xem chi tiết thông tin các loại visa này trên mục visa đi úc.
Xin nhập quốc tịch nước nào dễ nhất? Tổng hợp các nước dễ định cư
Những nhóm ngành dễ xin định cư nhất tại Úc thường là:
- Ngành kinh tế
- Nhóm ngành Kỹ sư
- Nhóm ngành CNTT- Viễn thông
- Khối ngành Y
- Nhóm ngành Luật
- Nhóm ngành Đầu bếp
- Các ngành về Giáo dục- Công tác xã hội: Giáo viên mầm non, Trung học, Giáo viên giáo dục đặc biệt, Chuyên gia tâm lý, Công tác xã hội.
New Zealand
Sau khi hoàn thành công việc học tập, sinh viên quốc tế có thể làm việc tại New Zealand với thời hạn lên tới 4 năm và hoàn toàn được quyền xin thường trú.
Thông thường, các bạn có thể tham khảo các chương trình sau: Visa di trú tay nghề cao (Skilled Migrant visa), Định cư nhờ nhóm công việc (Residence from Work Category).
Các ngành nghề giúp bạn dễ dàng ở lại New Zealand gồm:
- Xây dựng và Cơ sở hạ tầng: Kiến trúc sư, Kỹ sư xây dựng, Kỹ sư điện, Kỹ sư cơ khí
- Kinh doanh/ Tài chính: Kế toán, kiểm toán
- Nông nghiệp, lâm nghiệp
- Dầu khí
- Công nghệ: Kỹ sư phần mềm, Phát triển web, Thiết kế, ICT…
- Y/ Dược: Bác sỹ phẫu thuật, Nha sỹ, Điều dưỡng, Kỹ thuật viên xét nghiệm y khoa, Kỹ thuật viên gây mê, Tâm lý học lâm sàng, Công nghệ sinh học,…
- Công tác xã hội
Phần Lan
Có thể nói quốc gia này có chính sách định cư cho du học sinh “thông thoáng” nhất Bắc Âu. Phần Lan cho phép sinh viên sau khi tốt nghiệp xin giấy gia hạn thường trú (extended residence permit) với thời hạn tối đa là 1 năm để tìm việc khi giấy phép du học (study permit) vẫn còn hiệu lực. Khi đã có việc và sinh sống tại Phần Lan liên tiếp 4 năm, bạn được quyền nộp đơn đơn định cư vĩnh viễn (permanent residence permit).
Tuy vậy, tìm việc ở Phần Lan khá khó khăn bởi bạn thường được yêu cầu biết 1 ngoại ngữ ngoài tiếng Anh. Dù thế, nhưng ngành dễ kiếm việc ở nước này vẫn là điều dưỡng, công tác xã hội, dịch vụ hỗ trợ công, công nghệ thông tin, điện tử.
Nhập quốc tịch nước ngoài diện đầu tư
Các chương trình di dân kinh tế đang cho phép người ngoại quốc mua quyền công dân hoặc tư cách thường trú nhân ở một quốc gia mới bằng một khoản đầu tư đáng kể.
Các nhà đầu tư ngoại quốc nhìn thấy những lợi ích của việc mua quốc tịch hay giấy phép cư trú ở những quốc gia này.
Theo đó, khả năng đem cả gia đình đi định cư vĩnh viễn ở những quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Anh quốc, Úc là lý do hàng đầu trong nhóm những người tìm kiếm cơ hội quốc tịch ở ngoại quốc, kế đến là lý do mở rộng biên giới những nước họ có thể đi du lịch mà không cần visa.
Nếu bạn muốn biết nhập quốc tịch nước nào dễ nhất theo diện đầu tư thì hãy nhìn ngay bảng sau:
Quốc gia |
Năm bắt đầu |
Số tiền đầu tư tối thiểu |
Số ngày tối thiểu cần có mặt |
Thời gian chờ có quốc tịch |
Antigua and Barbuda |
2013 |
250.000 USD |
5 ngày/ 5 năm |
Có liền |
Cộng hòa Síp |
2011 |
2.5 triệu Euro |
Không yêu cầu |
Có liền |
Dominica |
1993 |
100.000 USD |
Không yêu cầu |
Có liền |
Grenada |
2014 |
250.000 USD |
Không yêu cầu |
1 năm |
Malta |
2014 |
1.15 triệu Euro |
6 tháng |
Có liền |
St.Kitts và Nevis |
1984 |
250.000 USD |
Không yêu cầu |
Có liền |
Giờ thì bạn đã hiểu sơ qua nhập quốc tịch nước ngoài dễ nhất là những nước nào. Xem thêm các kinh nghiệm du lịch, du học Úc, thủ tục làm visa đi Úc dễ đậu và các thông tin mua bán nhà đất Australia trên tin úc châu mới nhất.
Giải đáp, tư vấn miễn phí cụ thể nhất thủ tục visa Úc, thông tin du học Úc:
Mr. Giang Luong
Suite 10, 10 Droop Street, Footscray, Victoria, Australia 3011
Điện thoại: +61 433686879
Tel: +61 3 9689 1030
Fax: +61 3 9689 1041
Email: luonghonggiang@gmail.com
Thảo Trần