Kinh nghiệm du học Úc: Những điều cần biết khi du học Úc phải nhớ

17/08/2017 11:10 0 bình luận
Đi du học Úc kinh nghiệm cần những gì để sang đất nước Úc du học không bị bỡ ngỡ? Cách tìm chỗ ở, làm thêm và những vật dụng cần thiết, …

Du học Úc sẽ dễ dàng hơn nếu bạn có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi đến đây. Bạn muốn đi du học úc và đã sẵn sàng cho cuộc sống nơi đất khách thì đừng bỏ qua bài sau đây.  

Những điều cần biết khi du học Úc, kinh nghiệm du học Úc sẽ chỉ tận tay cho bạn nên làm những gì để có sự chuẩn bị tốt nhất:

Tìm chỗ ở phù hợp

Thường du học sinh Việt ít khi ở ký túc xá vì giá mắc: 200 – 300 AUD/tuần, mà chọn ở cùng nhà người bản xứ (homestay), giá 800 – 1.200 AUD/tháng tuỳ địa điểm. Ở homestay có lợi nhiều cho giao tiếp tiếng Anh, làm quen với văn hoá, tập tục của người Úc, và nhất là rất an toàn.

Một hình thức nữa là “Farmstay”, mang đến dịch vụ sinh sống như miền thôn quê của Úc. Các học viện duy trì việc đăng ký với gia đình người bản xứ để chuẩn bị sẵn chỗ ở cho sinh viên quốc tế trong quá trình học. Bạn cần phải trả cho chi phí thuê nhà và đặt cọc (thông thường tương đương với 4 tuần tiền thuê nhà) khi bạn đến nếu bạn chưa thanh toán trước khi bạn rời khỏi nhà. Cần đảm bảo rằng bạn lấy hóa đơn thanh toán trong mỗi lần trả tiền thuê nhà.

Hostel (nhà tập thể cho sinh viên) được quản lý bởi Hiệp Hội Những Công Dân Trẻ Cơ-Đốc Giáo (YMCA) và Youth Hostel của Úc. Sinh viên cùng nhau chia sẻ những vật dùng nhà bếp và phòng tắm. Đây thường là hình thức lựa chọn lưu trú ngắn ngày.

Boarding schools ( trường nội trú, khoảng $10,000 đến $15,000/ năm). Rất nhiều các trường trung học tư thục cung cấp nơi ở, bữa ăn và dịch vụ giặt ủi cho sinh viên quốc tế. Học phí sẽ tính thêm vào phần chí phí ký túc xá. Bạn có thể sống ở ký túc xá với những sinh viên khác cùng giới tình và có sự giám sát của nhà trường.

Campus Accommodation (Khu học xá , khoảng $150- $280 /tuần). Hầu hết các trường đại học và học viện đào tạo nghề cung cấp cho sinh viên nơi ở trong hoặc gần khu học xá của trường như căn hộ, ký túc xá hoặc nơi ăn ở của sinh viên đại học.

Ký túc xá (Residental Colleges). Có vẻ hơi mắc và có cung cấp bữa ăn. Họ cũng có thể cung cấp các thiết bị cho hoạt động xã hội và thể thao, phụ đạo học tập, thư viện và thiết bị vi tính.

Halls of residence (Nơi ăn ở của sinh viên đại học). Tọa lạc ở trong hoặc gần khu học xá của học viện và thông thường rẻ hơn ở Residental Colleges. Sinh viên được cung cấp bữa ăn và các dịch vụ dọn vệ sinh cần thiết. Nếu như bạn thích loại hình này thì hãy nhanh chóng nộp đơn đăng ký cho học viện càng sớm càng tốt.

Kinh nghiệm làm thêm

Du học sinh sang học bằng học bổng ít quan tâm đến việc làm thêm, nhưng với người tự bỏ tiền nhà đi học, hầu như ai cũng mong đi làm thời gian rảnh để phụ giúp gia đình. 

Những ai được cấp thị thực du học Úc được phép làm việc bán thời gian ngay khi nhập học, nhưng tối đa 20 giờ/tuần. Những người đi làm sẽ có hồ sơ và mã số thuế do sở Thuế vụ Úc cấp để quản lý. Trung bình, sinh viên làm thêm có thể kiếm 6 – 15 AUD/giờ. Làm việc ngày thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ, tiền công được trả cao hơn. Trung bình thu nhập khoảng 800 – 1.500 AUD/tháng. Đối với thạc sĩ hoặc tiến sĩ, làm gia sư cho sinh viên trẻ hơn cùng ngành sẽ kiếm được khoảng 40 AUD/giờ.

Các bảng thông báo ở trường học, các trang mạng giới thiệu việc làm, các văn phòng hướng nghiệp của cơ sở giáo dục hoặc thông tin từ bạn cùng học, cùng ở trọ hay dân bản địa đều là những nguồn cung cấp thông tin việc làm.

Du học sinh còn tận dụng thời gian nghỉ giữa các kỳ học hoặc lễ tết để tăng cường làm thêm. “Tết cổ truyền ở Việt Nam thường vào dịp thu hoạch nho ở nhiều bang tại Úc nên nhiều người không về nước mà ở lại làm kiếm thêm thu nhập trang trải sinh hoạt phí học kỳ kế tiếp.

Kinh nghiệm du học Úc

Kinh nghiệm du học Úc

Các vật dụng bắt buộc phải mang theo

- Giấy tờ:

+ Passport (hộ chiếu)
+ Offer của Uni và của tổ chức cấp học bổng, bằng đại học và bảng điểm đại học (Bản gốc và bản dịch tiếng Anh có công chứng).
+ Reference Letter (Bản dịch tiếng Anh): Bản dịch tiếng Anh của nơi bạn đang làm việc, dùng để khi bạn đi xin việc làm.
+ Các chứng chỉ nghề nghiệp, chuyên môn (tất cả và bản dịch tiếng Anh nếu cần), có thể dùng để tăng cơ hội xin việc làm thêm.
+ Số điện thoại và email, địa chỉ của tất cả những người quen ở Úc để bạn có thể liện hệ khi cần thiết.

- Sách vở và đồ dùng học tập:

+ Sách chuyên ngành: Những thứ cần cho đề tài nghiên cứu của bạn (PhD và Master by Research only)
+ Các bạn học Under và MA Coursework không nên mang sách theo vì sẽ không dùng đến. Thư viện ở Úc có rất nhiều sách trừ trường hợp ngành bạn học có Ebooks (như Software Engineering) thì bạn nên mang theo dạng đĩa CD vì nó gọn nhẹ.
+ Từ điển Anh – Việt và chuyên ngành: Bạn nhớ mang theo bản CD cho nhẹ hoặc kim từ điển càng tốt. Các bạn đã học qua đại học ở Việt nam thường quen với định nghĩa khái niệm bằng tiếng Việt nên từ điển sẽ giúp bạn nắm bắt khái niệm nhanh hơn. Đối với các bạn học Under nên tập hiểu bài bằng tiếng Anh luôn sẽ có lợi hơn cho các năm sau khi khối lượng sách đọc tăng dần.
+ Dụng cụ học tập: Bạn mang theo khoảng 1-2 cuốn vở, 1-3 thước kẻ nhưng mang theo nhiều bút và paper clip. Đa số bài giảng được đưa lên Internet nên không cần vở. Tuy nhiên, cần nhiều bút (màu) để làm Presentation và các việc khác (Bút bên này rất mắc và không đẹp).
+ Balô, túi đi học: 1-2 cái loại tốt. Đồ bán tại Úc mà sinh viên Việt Nam có thể mua được toàn là ”made in China”, giá cũng không đắt quá.
+ Máy tính cá nhân: Nó rất cần thiết khi dùng để làm bài tập. Bạn nên mua model giống hoặc tương tự model mà các trường phát cho sinh viên khi làm bài thi để cho quen, khi thi khỏi bị lúng túng làm quen với máy tính. Lưu ý, không phải tất cả các môn học sinh viên đều được phát máy tính khi thi, có môn sinh viên được phép mang máy tính cá nhân vào phòng thi.

UNSW: CASIO fx-911w
USYD:CASIO fx85
Học VCE: TI 83, TI 84
(Nhìn chung nên tránh mua các loại máy programable vì tất cả các trường đều cấm).

- Quần áo:

+ Quần áo cá nhân: Bạn nên mang càng nhiều càng tốt tùy theo ý thích.. Tuy nhiên, nếu đồ không nặng và quần áo đang có sẵn thì không tội gì không mang. Quần bò và Jumper được dùng nhiều nhất tại Úc.
+ Quần áo ấm: Áo len, áo gió, khăn quàng cổ, găng tay, đủ để thay đổi và đủ ấm.

- Chăn gối, ga trải giường: kích cỡ thông dụng; 140×210, 180×210, 210×210. Giá ở Việt Nam rẻ hơn nhưng nếu hành lý nặng quá thì có thể chỉ mang theo vỏ chăn và vỏ gối thôi, phần ruột sang Úc mua cũng được.

- Giày dép: 1-2 đôi thể thao, 1 đôi trang trọng, 1-2 đôi dép nhựa để đi trong nhà. Đặc biệt là giày dép da ở Úc rất mắc.

- Kính cận: Bạn nên đo mắt mà mang phòng ít nhất 1 bộ kính, mang theo cả đơn kính. Giá kính ở Úc rất mắc và bảo hiểm y tế cho sinh viên không gồm mắt kính.

 Các thể loại khác:

- Kiểm tra răng: Bạn nên trám răng nếu cần. Tương tự như kính, phí nha sỹ rất cao.
- Ổ đổi điện: Đủ dùng. Nếu bạn mang theo đồ điện tử từ Việt Nam. Bạn nên mua vài cái chuyển đổi ổ cắm nhưng nên chọn loại chân cắm dẹt chéo dạng và mang thêm vài cái extention LiOa.
- Thuốc thang: Cảm, đau đầu, đau bụng, viêm lợi, thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi, dầu xoa, Vitamin… đủ dùng cho 1 năm. Nếu bạn thường xuyên cần đến những thứ đó.
- Tiền: Bạn nên mang đủ số tiền Úc cho những ngày đầu ở Úc. Không nên mang theo một lượng lớn tiền mặt trong người. Bạn nên có khoảng 1500-3000 đô la Úc trong séc du lịch để thuận tiện cho bạn tại Úc. ). Sang đây bạn sẽ nhận được tiền học bổng AusAID trong vòng 1 tuần. 
Lưu ý là hải quan Việt Nam có hạn chế số ngoại tệ mang ra khỏi đất nước. Phía Úc bắt khai nếu mang vào quá 10.000 AUD, nhưng chắc không ai mang nhiều tiền đến thế.
- Đồ sinh hoạt cá nhân: Khăn mặt, bàn chải đánh răng, dao cạo râu, cắt móng tay, gương lược… đủ dùng cho bạn.
- Máy ảnh và Laptop: Bạn mang theo nếu có. Nếu định dùng laptop thì sang đây mua hàng sẽ đảm bảo về mặt bảo hành. Tuy nhiên, laptop ở Úc có thể đắt hơn ở VN chút ít.

- Điện thoại di động: Nếu bạn có sẵn cầm theo vì cũng gọn nhẹ. Tất cả điện thoại di động ở Việt Nam mang sang Úc đều dùng được (GSM). Nếu bạn định mua đồ second hand nên mua ở Việt Nam. Sang Úc chỉ cần mua sim của hãng di động bên này là xài được. Ở Úc điện thoai di động đắt hơn Việt Nam khoảng 1/3.

Cách sắp xếp hành lý

- Mỗi kiện không được quá 31 kg. Nếu quá bạn sẽ phải bỏ bớt đồ sang túi khác. Luật này để bảo đảm sức khoẻ cho các nhân viên làm việc tại sân bay.
- Nếu bạn mang theo thức ăn và vật dụng làm từ gỗ, bạn phải khai báo và làm thủ tục hải quan tại cửa đỏ. Nên để tất cả các thứ đó riêng ra 1 túi, để khi khai báo hải quan cho được nhanh..
- Kinh nghiệm cho thấy đôi khi đi cửa đỏ nhanh hơn cửa xanh vì bạn có thể bị kiểm tra ngẫu nhiên (đặc biệt là bạn nào có ngoại hình hơi khác thường). Nếu bạn đi cửa xanh mà bị kiểm tra ngẫu nhiên thì toàn bộ hành lý sẽ bị kiểm tra từ A-Z.

Trên đây là kinh nghiệm du học Úc và những điều cần biết khi du học Úc để các bạn có cái nhìn tổng quát trước khi chuẩn bị kế hoạch sang Úc du học. Hãy luôn theo dõi trang để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về tin tức nước úc trước khi đi du lịch Úc hay sang Úc du học và làm việc nhé.