Các loại thẻ khi du học Úc nhất định ai cũng cần làm

30/11/2017 14:40 0 bình luận
Tổng hợp các loại thẻ khi du học Úc ai cũng cần làm để tiện lợi hơn khi sinh sống nơi xứ người.

Hiện nay, có một số loại thẻ rất quan trọng đối với sinh viên quốc tế vì nó mang lại những ưu đãi hấp dẫn cũng như giúp các du học sinh Việt tại Úc hòa nhập với cuộc sống du học Úc dễ dàng hơn. Cùng xem chi tiết các loại thẻ khi du học Úc cần thiết cho du học sinh Việt ngay sau đây:

Thẻ điện thoại

Nếu như bạn đã có một chiếc điện thoại đang sử dụng tại Việt Nam, bạn có thể mang nó theo mà không cần thiết phải mua một chiếc mới. Nhưng nếu cần, bạn cũng có thể mua điện thoại ở bên này với giá cả tương đối rẻ.

Khi sang đến đây, bạn sẽ phải hòa mạng di động để hợp với tần sóng mà người dân Úc sử dụng. Mạng của nhà cung cấp dịch vụ Optus được phần lớn các sinh viên tại Úc sử dụng. Một số khác lại sử dụng mạng đi động của Vodaphone hoặc Telstra. 

Tùy vào mục đích sử dụng mà khách hàng có ba lựa chọn. Với “free calls”, khi nạp thẻ có mệnh giá thấp nhất AUD 30, bạn sẽ nhận thêm được 300 phút gọi miễn phí trong thời hạn 2 tháng, và sẽ hết hạn trong 6 tháng. Với “turbo charge”, khi nạp thẻ AUD 30 hoặc AUD 50, số tiền trong tài khoản sẽ tăng lên tương ứng AUD 120 hoặc AUD 300 với thời hạn một tháng. Còn với “new text 18 ¢ talk”, cứ mỗi tin nhắn hoặc 30 giây gọi, bạn chỉ phải trả 18 cent thay vì 37 cent như những cuộc gọi thông thường.

Lần đầu hòa mạng, sim điện thoại sẽ được tặng không khi bạn mua thẻ 30 AUD. Hãy đọc hướng dẫn kích hoạt tài khoản sử dụng trong bộ “sim pack” và nhớ số hộ chiếu, địa chỉ nơi ở của mình để còn khai báo với tổng đài.

Với điện thoại công cộng hay điện thoại cố định, thay vì tính cước theo thời gian, nước Úc lại tính cước theo cuộc gọi. Bạn chỉ cần bỏ 50 cent vào trong điện thoại công cộng là có thể ‘buôn’ cả ngày với một máy thuê bao cố định khác với điều kiện phải cùng mã vùng. Còn nếu gọi tới một thuê bao di động, cước cuộc gọi sẽ tính như bình thường là khoảng 50 cent/30 giây.

Nếu bạn dự định ở một năm, hãy chọn một gói cước điện thoại trong khoảng từ 30 đến 80 đô la một tháng.

Thẻ ngân hàng

Thẻ visa và master rất tiện dụng và phổ biến cho du học sinh Úc. Bạn nên mở những loại thẻ này tại ngân hàng Việt Nam để sử dụng tại nước ngoài. Bạn sẽ khó để mở được thẻ này tại Úc nếu bạn không nằm trong nhóm những người có thu nhập và giấy phép cư trú ổn định. Tuy nhiên vẫn có những ngân hàng cung cấp dịch vụ thẻ tín dụng dành cho sinh viên quốc tế.

Ở Úc có một số ngân hàng lớn như Commonwealth Bank, ANZ Bank, NAB, HSBC, Westpac, St. George. Du học sinh từ Việt Nam đa số dùng ngân hàng Commonwealth Bank và ANZ. 

Thẻ ngân hàng Commonwealth bank

Thẻ ngân hàng Commonwealth bank

Là sinh viên du học Úc, bạn sẽ được ưu tiên mở tài khoản Complete Access. Với ngân hàng này bạn sẽ không phải mất lệ phí duy trì thẻ hàng tháng, không mất phí khi rút tiền, thậm chí bạn cũng không mất đồng nào khi chuyển tiền cho tài khoản khác cùng ngân hàng.

Cách đăng ký:

Trước khi đến Úc, bạn hãy mở trước 1 tài khoản để tiền đã có sẵn trong tài khoản khi đến Úc. Hầu hết các ngân hàng có dịch vụ đăng ký mở tài khoản trên website thông qua đơn đăng ký online. Bạn chỉ cần cung cấp thông tin số hộ chiếu khi làm thủ tục. Khi đơn đăng ký của bạn được duyệt, bạn sẽ được thông báo và được cung cấp thông tin chi tiết về số tài khoản. Ngay khi bạn đến Úc, bạn sẽ đến ngân hàng và đưa cho họ hộ chiếu của bạn để có thể thực hiện các giao dịch ngân hàng. Lúc này, bạn cũng sẽ nhận được 1 thẻ ghi nợ kết nối với tài khoản của mình và bạn cũng có thể đăng ký dịch vụ ngân hàng điện tử và qua điện thoại.

Nếu bạn mở tài khoản sau khi đến Úc thì bạn phải có thẻ học sinh. Nếu trường hợp bạn chưa có thẻ học sinh thì dùng giấy báo nhập học hoặc xuất trình hộ chiếu để ngân hàng làm thẻ cho bạn. Sau khi đăng ký mở tài khoản khoảng một tuần, bạn sẽ nhận được thẻ rút tiền (key card), mật khẩu tài khoản và thư thông báo kích hoạt tài khoản.

Để cho tài khoản của bạn chính thức đi vào hoạt động, bạn phải tới ngân hàng hoặc có thể gọi theo số điện thoại ghi trong thư để kích hoạt. Với “key card” mỗi ngày bạn chỉ có thể giao dịch hoặc rút tiền tối đa 800 – 1000 AUD. Sau khi đã có thẻ bạn nên đăng ký sử dụng dịch vụ Netbank để kiểm tra và thực hiện việc chuyển khoản qua mạng.

Xem thêm nhiều tin tức hay nhất về kinh nghiệm du lịch Úc ở đâu, làm gì, thủ tục làm visa đi Úc và các thông tin nhà đất Australia có trên tin tức úc châu.

Thẻ sinh viên quốc tế ISIC

Đây là chiếc thẻ sinh viên duy nhất có giá trị ghi nhận trên toàn cầu với hơn 41.000 ưu đãi đặt tại 126.000 địa điểm trên toàn thế giới. 

International Student Identity Card chính là tấm hộ chiếu giúp bạn tận dụng được các chương trình và dịch vụ ưu đãi  vô cùng phog phú từ đi lại đến shopping, bảo tàng, vé máy bay, thuê chỗ ở, ... toàn cầu. Đăng ký trực tuyến tại http://isicvietnam.com

Thẻ học sinh sinh viên – student ID card

Trong ngày tựu trường (orientation day), các bạn sẽ hoàn thành thủ tục nhập học, kích hoạt tài khoản uni và email trường (myuni account), chụp ảnh và nhận thẻ học sinh. Bạn cần mang theo hộ chiếu, bản photo visa và eCOE để hoàn thành thủ tục một cách thuận lợi. Các bạn nên dành thời gian tới địa điểm tập trung trước đó, để tránh tình trạng đi lạc, muộn giờ và bỏ lỡ thông tin trường phổ biến.

Thẻ sinh viên không chỉ có giá trị trong trường học của bạn mà nó còn là chìa khóa để bạn tiết kiệm chi phí khi du học ở Úc, giảm giá các dịch vụ làm đẹp, ăn uống hay giải trí, mua sắm.

Thẻ giao thông công cộng

Thẻ giao thông công cộng sinh viên du học Úc đều chọn xe buýt hoặc tàu điện ngầm để đi học nếu như chỗ ở của họ ở xa trường. Nếu đi những phương tiện giao thông công cộng đi học thì bạn nên mua vé tháng để nhận được mức giá rẻ hợp với túi tiền của sinh viên.

Chính sách giá vé cho các bạn du học Úc tại các bang cũng khác nhau. Nếu ở Perth và Brisbane, chỉ cần các du học sinh theo học trên 04 tuần chính thức là đã được hưởng chính sách giảm giá khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng (bạn có thể dùng thẻ học sinh có xác nhận của Taylors College như một thẻ giảm giá) thì ở Sydney và Melbourne, sinh viên quốc tế không được giảm giá và phải thanh toán tiền vé như người lớn.

Vì thế, du học sinh tại Úc muốn tiết kiệm chi phí du học Úc thường mua thẻ theo tuần, theo tháng, tiết kiệm đến 60% chi phí đi lại tại đây. Những thẻ đi lại phổ biến như My Zone, thẻ Met Card, Go Card, Transperth, My Multi, TravelTen,…

Trên đây là tổng hợp các loại thẻ khi du học Úc ai cũng cần làm để tiện lợi hơn khi sinh sống nơi xứ người. Đừng quên theo dõi thêm nhiều suất học bổng du học úc giá rẻ nhất được cập nhật liên tục trên giacmouc.com để kế hoạch du học Úc nhanh chóng trở thành hiện thực nhé.

Thảo Trần