Cách xin PR Úc cho du học sinh nhất định phải bỏ túi

06/09/2017 15:10 0 bình luận
Hướng xin PR (Permanent Resident) Úc chi tiết nhất cho du học sinh Úc muốn có visa thường trú nhân để định cư tại Úc.

Cùng tìm hiểu cách xin PR Úc cho du học sinh cụ thể trong bài dưới đây để có kế hoạch tốt nhất trong quá trình xin visa thường trú nhân trước khi định cư tại Úc:

Trước hết hãy hiểu sơ qua về visa 485 (TR-Temporary Residence) – visa cho phép du học sinh được ở lại đây thêm 18 tháng hoặc 2 năm tuỳ trường hợp (Post-Study Work hoặc Graduate Work) trước khi xin PR.

Trường hp 1 (Post-Study Work): visa dành cho những du học sinh sau khi tốt nghiệp các trường đại học tại Australia được ở lại và làm việc thêm 2 năm. Điều kiện cho visa này như sau:

  • Visa học sinh đầu tiên của các bạn tại Úc phải được cấp từ ngày 5/11/2011 => những bạn sang du học từ ngày 4/11/2011 trở về trước thì không thể ở lại theo dạng visa này (có bạn nào visa được cấp vào ngày 4/11/2011)
  • Khoá học tại các trường của Úc phải tròn ít nhất 2 năm (nên những bạn đang học khoá Master of Professional Accounting 1.5 năm thì nên chuyển sang Master of Professional Accounting Extension 2 năm nếu có ý định ở lại thêm sau khi học xong nhé)

Lợi thế của visa úc này là các bạn có thể học các ngành tuỳ ý mà mình thích chứ không giới hạn trong Skilled Occupation List (SOL) của chính phủ Úc như trường hợp 2 (Graduate Work). Tuy nhiên nếu các bạn có ý định ở lại Úc sau này thì mình nghĩ nên chọn những ngành trong SOL ngay từ ban đầu vì nếu không ngành học không nằm trong SOL thì sau 2 năm được cho phép ở lại các bạn sẽ khó thể apply tiếp visa thường trú 189 hay 190 (Permanent Residence) được.

Trường hp 2 (Graduate Work): visa dành cho những bạn sau khi tốt nghiệp các trường đại học tại Úc đc ở lại và làm việc thêm 18 tháng. Điều kiện cho visa này như sau:

  • Ngành của các bạn sau khi tốt nghiệp xong phải thuộc Skilled Occupation List (SOL). Danh sách này sẽ thay đổi vào tháng 7 của từng năm. Các bạn hãy theo dõi tại link: http://www.immi.gov.au/Work/Pages/skilled-occupations-lists/sol.aspx
  • Yêu cầu khoá học tại Úc cũng phải kéo dài ít nhất 2 năm.
  • Với các bạn ở lại theo ngành Accounting thì sau kết thúc khoá học và nhận được Letter of Completion, các bạn sẽ cần nộp Academic Transcripts và IELTS cho CPA hoặc CA để xin Provisional Skills Assessment

Để được cấp PR Úc, bạn cần đạt đủ số điểm của thang điểm định cư Úc là 60 điểm.

AGE:

Nếu các bạn từ 18-24 tuổi: 25 điểm

Nếu các bạn từ 25-32 tuổi: 30 điểm

ENGLISH (chính phủ Úc đã chấp nhận những chứng chỉ tiếng anh khác nhưng mình sẽ đề cập đến IELTS tại đây)

IELTS (General or Academic) 7.0 từng kĩ năng : 10 điểm

IELTS (General or Academic) 8.0 từng kĩ năng : 20 điểm

AUSTRALIAN EDUCATION QUALIFICATION

Nếu các bạn đã hoàn thành khoá học (Degree, Diploma, Advanced Diploma hoặc Trade Qualification(s)) kéo dài ít nhất 2 năm full-time tại các trường đại học của Úc và ngành học nằm trong Skills Occupation List: 5 điểm

QUALIFICATIONS

Bachelor or Master : 15 điểm

PhD: 20 điểm

Ví dụ:

  • Bạn 22 tuổi => 25 điểm
  • Tốt nghiệp Bachelor of Commerce (3 năm full-time) tại UNSW

=> 15 điểm từ QUALIFICATIONS

=> 5 điểm từ AUSTRALIAN EDUCATION QUALIFICATION

=>  20 điểm

Vậy sau khi tốt nghiệp trường đại học NSW với bằng Bachelor of Commerce bạn có được 45 điểm. 

Cách xin PR Úc cho du học sinh đầy đủ nhất

Cách xin PR Úc cho du học sinh đầy đủ nhất

Dưới đây là 3 cách để bạn kiếm thêm điểm để đủ 60 điểm nộp PR sau khi học xong:

Phương án 1: (PROFESSIONAL YEAR) (60 điểm)

Bước 1: Sắp xếp thi IELTS Academic và phải cố đạt được 6.0 từng kĩ năng.

Bước 2: Quay lại Úc và nộp đơn để xin Skills Assessment (bạn đã có IELTS 6.0 và Letter of Completion), lúc này các bạn sẽ xin được Provisional Skills Assessment.

Bước 3: Hoàn thành 2 bước trên bạn sẽ đủ điều kiện để nộp hồ sơ xin TR. Thông thường Bridging Visa kéo dài khoảng 3-6 tháng, TR có hạn 18 tháng.

Bước 4: Ngay khi nộp hồ sơ, bạn sẽ có Bridging Visa trong khi chờ đợi TR; với visa này bạn đã có thể bắt đầu khoá Professional Year (PY) chứ không cần chờ đến khi có TR. Sau 12 tháng hoàn thành khoá học bạn đã có thêm 5 điểm nữa.

Bước 5: Nếu trong thời gian 1 năm học PY bạn dành thời gian để ôn luyện IELTS mỗi ngày một ít, thì ngay sau khi hoàn thành khoá PY, bạn chỉ cần tập trung khoảng 1 – 2 tháng cày IELTS thì sau khoảng 2 – 3 lần thi bạn chắc chắn sẽ được IELTS 7.0 (General và Academic đều được) => thêm 10 điểm

Lúc này bạn đã có trong tay 45 + 5 + 10 = 60 điểm cùng với Full Skills Assessment (vì bạn hoàn thành khoá PY), đủ điều kiện nộp PR.

Bước cuối: Submit Express of Interest (EOI) và chờ đến ngày nhận đc Invitation để nộp hồ sơ xin PR. Khi có Invitation bạn sẽ có thể nộp hồ sơ xin PR trong vòng 14 ngày kể từ ngày đc nhận Invitation. Lúc này bạn sẽ chuyển sang Bridging Visa và điều còn lại duy nhất là chờ đợi ngày nhận PR .

Quy trình ngắn gọn như sau:

Bạn có đủ 60 điểm (hoặc cao hơn) => gửi EOI => chờ đợi lần 1 => nhận Invitation để nộp PR => nộp hồ sơ xin  PR => chờ đợi lần 2 => nhận PR

Ở “chờ đợi lần 1” bạn phải có visa hợp lệ trong thời gian này (ở đây là TR)

Ở “chờ đợi lần 2” bạn tự động có Bridging Visa nên không cần lo lắng gì nữa

 

Phương án 2: (PROFESSIONAL YEAR và SKILLED EMPLOYMENT) ( 65 điểm)

Phương án 2 giống phương án 1 ở cách thức lấy được 15 điểm từ IELTS 7.0 và Professional Year, nhưng sẽ có thêm 5 điểm nữa từ Skilled Employment nếu như các bạn đủ giỏi và may mắn để tìm cho mình một công việc nằm trong Skills Occupation List chẳng hạn Accountant.

Tuy nhiên nó không hề đơn giản để lấy được 5 điểm này. Để có 5 điểm bạn sẽ phải có Full Skills Assessment từ một tổ chức có thẩm quyền (i.e CPA)  trước khi làm Accountant cho một công ty nào đó thì kinh nghiệm của bạn mới được công nhận. Nói rõ hơn là để có được 5 điểm từ Skilled Employment thì đầu tiên bạn phải có Full Skills Assessment rồi sau đó làm Accountant (hoặc ngành nào đó trong SOL) ít nhất 1 năm, làm tối thiểu 20 tiếng và công việc đó phải được trả lương.

Vậy hãy giả sử sau khi học xong Bachelor hoặc Master các bạn đã được nhận vào làm Accountant (phải được trả lương) cho một công ty nào đó. Bước đầu tiên là bạn phải sắp xếp thời gian thi IELTS và mục tiêu ở đây là được 7.0 từng kĩ năng. Lúc này các bạn cần thi IELTS Academic vì mục tiêu mình nhắm đến ở đây là có Full Skills Assessment để được công nhận là một Skilled Accountant. (IELTS 6.0 chỉ cho bạn Provisional Skills Assessment như ở Phương án 1).

Các bước đều giống phương án 1, chỉ có một số chỗ khác như ở bước 1 bạn phải thi được IELTS Academic 7.0 từng kĩ năng thay vì 6.0, ở Step 2 bạn nộp đơn xin Full Skills Assessment thay vì Provisional, bước 3 và 4 vẫn như phương án 1, ở bước 5 lúc này bạn sẽ đăng kí khoá Professional Year và chọn học một ngày cuối tuần (hầu như các trung tâm đều cung cấp khoá học chỉ thứ 7 hoặc chủ nhật trong tuần).

Và như vậy bạn sẽ có thể đi làm công việc Accountant mà bạn đã được nhận vào các ngày trong tuần. Như mình đã giải thích ở trên, bạn bắt đầu công việc này khi đã có Full Skills Assessment, nghĩa là 1 năm sau khi làm việc và được trả lương đóng thuế đầy đủ ở vị trí Accountant đấy, bạn sẽ có được thêm 5 điểm từ Skilled Employment. Vì vậy tầm khoảng tháng 4/2017 bạn đã hoàn thành Professional Year cũng như lấy thêm 5 điểm từ Skilled Employment, bạn có được 5 + 5 = 10 điểm!

Các bước tiếp theo tương tự như Phương Án 1, đó là thi IELTS 7.0 để được 10 điểm và nộp PR.

Như vậy Phương Án 2 cho bạn 65 điểm, đồng nghĩa với việc cơ hội của bạn được nhận invitation cao và nhanh hơn.

Phương án 3: IELTS GENERAL 8.0 TỪNG KĨ NĂNG (65 điểm)

Đây là phương án mình nghĩ là rất khó cho hầu hết các bạn học sinh, trong đó có cả mình. Đó là phải thi được IELTS 8.0 từng kĩ năng. Đạt được điều này bạn sẽ có trong tay 20 điểm! Cùng với 45 điểm mình tính ở phần đầu, nghĩa là bạn có 65 điểm.

Nếu các bạn tự tin với trình độ tiếng anh của mình thì nên theo phương án này, nhưng các bạn cần lưu ý chi tiết khá thú vị là bạn có thể thi IELTS General 8.0 từng kĩ năng để được 20 điểm. Tuy nhiên  các bạn cũng phải thi được IELTS Academic 7.0 từng kĩ năng để nhận được Full Skills Assessment. Vì điều kiện để được nộp EOI xin PR là bạn được tối thiểu 60 điểm và có Full Skills Assessment.

Nếu tại thời điểm các bạn nộp xin PR và tuổi các bạn đã qua 25 thì số điểm sẽ tăng hơn nhiều.

Với những thông tin được chia sẻ bên trên, hi vong giacmouc đã cung cấp thêm cho các bạn nhiều thông tin bổ ích về cách xin PR Úc cho du học sinh. Để biết thêm nhiều tin tức nước úc hôm nay với những suất học bổng du học Úc giá trị, thông tin visa Úc mới nhất cùng những trải nghiệm khi du lịch Úc, hãy thường xuyên theo dõi trang nhé.

Thảo Trần