Luật quốc tịch Việt Nam mới nhất 2017: Định cư nước ngoài có giữ quốc tịch VN?

16/11/2017 10:40 0 bình luận
Luật quốc tịch Việt Nam 2017 sửa đổi có cho phép nhập quốc tịch nước ngoài vẫn giữ quốc tịch VN? Tìm hiểu ngay trong bài luật quốc tịch Việt Nam mới nhất.

Để có thể đảm bảo được cuộc sống lâu dài và ổn định, nhiều lao động Việt Nam tại nước ngoài đã tiến hành các thủ tục cần thiết để được nhập quốc tịch và trở thành công dân chính thức của quốc gia đang sinh sống và làm việc. Việc có quốc tịch sẽ tạo điều kiện cho các lao động khi họ được hưởng toàn bộ các chính sách và quyền lợi như người bản địa. Vậy khi đã có quốc tịch mới, liệu họ vẫn có thể là công dân Việt Nam?

Toàn bộ các vấn đề liên quan đến quốc tịch đều được quản lý và thi hành theo Luật quốc tịch Việt Nam mới nhất. Đây là bộ luật được ban hành vào năm 2008 và đã được Quốc Hội thông qua.

Trong đó, tại Điều 4 của bộ luật quốc tịch Việt Nam 2017 rõ: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch duy nhất là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Luật này có quy định khác”. Quy định này yêu cầu công dân phải tuân thủ pháp luật và gắn bó với đất nước, thực hiện những quyền và nghĩa vụ cụ thể của công dân. 

Điều kiện nhập thêm quốc tịch đối với người Việt Nam định cư tại nước ngoài

Căn cứ theo Điều 13 của Luật Quốc tịch Việt Nam, người Việt Nam tại nước ngoài làm thủ tục nhập quốc tịch trước ngày thi hành của Luật Quốc tịch (1/7/2009) thì vẫn được phép mang quốc tịch Việt Nam. Tuy nhiên, họ bắt buộc phải thực hiện các quy trình, thủ tục để giữ quốc tịch theo quy định của Chính phủ để đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong vòng 5 năm kể từ ngày luật này có hiệu lực.

Trước thời hạn 5 năm kể từ ngày Luật quốc tịch có hiệu lực, Luật quốc tịch Việt Nam sửa đổi đã cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài nếu vẫn giữ quốc tịch Việt Nam trước khi luật này có hiệu lực thì vẫn còn quốc tịch. Như vậy, công dân Việt Nam tại nước ngoài vẫn có 2 quốc tịch nếu chưa thôi quốc tịch Việt Nam trước ngày luật này có hiệu lực. 

Luật quốc tịch Việt Nam mới nhất 2017: Định cư nước ngoài có giữ quốc tịch VN?

Luật quốc tịch Việt Nam mới nhất 2017: Định cư nước ngoài có giữ quốc tịch VN?

Điều kiện thôi quốc tịch Việt Nam đối với người Việt Nam định cư tại nước ngoài

Theo thống kê của Bộ Tư pháp năm 2015, có 15 người nhập quốc tịch Việt Nam, 14 người trở lại quốc tịch Việt Nam và 4.474 người tiến hành thủ tục thôi quốc tịch Việt Nam chính thức. Trong trường hợp lao động Việt Nam tại nước ngoài có mong muốn định cư vĩnh viễn tại nước đó, họ cũng có quyền thôi quốc tịch Việt Nam.. Điều 27, Luật quốc tịch Việt Nam quy định rõ các trường hợp không được thôi quốc tịch Việt Nam như sau:

1. Công dân Việt Nam có đơn xin thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài thì có thể được thôi quốc tịch Việt Nam.

2. Người xin thôi quốc tịch Việt Nam chưa được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:

a) Đang nợ thuế đối với Nhà nước hoặc đang có nghĩa vụ tài sản đối với cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân ở Việt Nam;
b) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Đang chấp hành bản án, quyết định của Toà án Việt Nam;
d) Đang bị tạm giam để chờ thi hành án;
đ) Đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng.

Nhiều tin tức hay nhất về kinh nghiệm du học, du lịch Úc tiết kiệm nhất, thủ tục làm visa đi Úc và các thông tin nhà đất Australia có trên tin úc châu.

3. Người xin thôi quốc tịch Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam, nếu việc đó làm phương hại đến lợi ích quốc gia của Việt Nam.

4. Cán bộ, công chức và những người đang phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam không được thôi quốc tịch Việt Nam.

5. Chính phủ quy định cụ thể các điều kiện được thôi quốc tịch Việt Nam.”

Việc có giữ quốc tịch hay không khi muốn định cư tại nước ngoài là quyền của mỗi con người. Tuy nhiên, dù ở đâu cũng nên nghiêm chỉnh tuân thủ theo chính sách và pháp luật của nơi định cư dài hạn.

Trên đây là luật quốc tịch Việt Nam 2017 sửa đổi mới nhất để bạn tham khảo. Đừng quên theo dõi thêm nhiều thông tin thủ tục xin visa đi úc được cập nhật liên tục trên giacmouc.com để kế hoạch sang Úc nhanh chóng hơn nhé.

Giải đáp, tư vấn miễn phí cụ thể nhất thủ tục visa Úc, thông tin du học Úc:

Mr. Giang Luong

Suite 10, 10 Droop Street, Footscray, Victoria, Australia 3011

Điện thoại: +61 433686879

Tel: +61 3 9689 1030

Fax: +61 3 9689 1041

Email: luonghonggiang@gmail.com

Thảo Trần