Không ít bạn trẻ học xong rồi cứ đắn đo chuyện đi du học về làm gì, có nên về Việt Nam tìm việc hay không, cuối cùng không ít trường hợp quyết định tìm cách ở lại nước sở tại để kiếm gì đó làm một vài năm rồi hãy tính.
Cầm tấm bằng đại học, cao học danh giá trong tay nhưng kinh nghiệm thì chưa có gì, đã vậy chuyên ngành học đôi khi cũng không phù hợp với nhu cầu thực tế của Việt Nam. Vì vậy, nhiều người bí quá đành tự lập công ty riêng cho mình để khởi nghiệp một cách bất đắc dĩ (vì có gia đình hậu thuẫn về mặt tài chính), và chuyện gì xảy ra thì ai cũng biết.
Du học sinh trước khi khăn gói lên đường cần phải xác định rõ mục tiêu của mình sau khi học xong là gì, về VN tìm việc hay trụ lại nước sở tại để lập nghiệp một thời gian. Điều này rất quan trọng vì học ngành nào, bằng cấp gì phải trúng phóc với nhu cầu của thị trường lao động tại cái nơi mà mình dự định sinh sống.
Trước hết, các bạn lưu học sinh nên xác định xem mình là ai, mình muốn làm gì, mình muốn trở thành người như thế nào? Chỉ khi những điều này đã rõ ràng rồi, thì các bạn mới có thể quyết định được việc ở hay về cho bản thân.
Du học sinh thường nghĩ rằng những kiến thức và kinh nghiệm học được trong sách vở là quan trọng nhất, được sử dụng nhiều nhất trong công việc. Nhưng thực tế không phải vậy. Tốt nghiệp từ một trường danh giá chắc chắn sẽ làm CV của bạn nổi bật nhưng không phải là yếu tố quyết định đến việc nhà tuyển dụng sẽ lựa chọn bạn.
Đi du học xong về làm gì, có việc làm không?
Học tập tại tại nước ngoài, du học sinh quen với môi trường làm việc quy củ trong nền kinh tế đã phát triển, do đó khi quay trở lại môi trường làm việc ở Việt Nam, nhiều người không khỏi shock và cảm thấy khó khăn để hòa nhập. Điều này đã đẩy nhà tuyển dụng vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Họ e ngại giao những vị trí cấp cao yêu cầu kinh nghiệm cho du học sinh, đồng thời đắn đo khi quyết định nhận du học sinh vào những vị trí thấp bởi lo sợ mức lương không tương xứng sẽ không giữ chân nhân viên lâu dài.
Tấm bằng chuyên ngành, CV rạng ngời và kinh nghiệm thực tập, làm việc tại nước ngoài là những điều khiến du học sinh tự hào. Nhiều du học sinh kỳ vọng cao vào mức lương và vị trí quản lý khi tìm việc trong khi sinh viên tại Việt Nam thực tế hơn và chấp nhận xuất phát điểm thấp.
Xem nhiều suất học bổng du học Úc mới nhất được cập nhật liên tục tại du học úc giá rẻ 2018.
Hãy bắt đầu từ vị trí thấp, lắng nghe và học hỏi những người đi trước để hoàn thiện kĩ năng của mình. Bạn không thể trở thành quản lý nhà hàng nếu bạn không hiểu rõ công việc của nhân viên tiếp tân, bồi bàn. Một vị trí thấp sẽ giúp bạn hiểu nhân viên của mình khi trở thành quản lý, đồng thời cho bạn thời gian làm quen và thay đổi phù hợp với môi trường làm việc tại Việt Nam.
Xu hướng quay về Việt Nam lập nghiệp đang dần hình thành trong cộng đồng du học sinh. Họ được gọi là “returner” (những người quay trở lại) với những dự án vô cùng sáng tạo, hữu ích cho môi trường làm việc trong nước.
Rời bỏ mức lương hấp dẫn ở nước ngoài để trở về Việt Nam lập nghiệp, trước khi quyết định nghỉ việc thì bạn nên dành dụm 1 số tiền nho nhỏ để duy trì cuộc sống trước khi quyết định nghỉ việc luôn. Duy trì cuộc sống ở đây không phải chỉ cho mình, mà còn là cho công ty của mình. Nhưng số tiền đó không phải là quá nhiều để có thể cứ thế mà nuôi công ty về lâu về dài.
Hãy giải quyết bằng cách kêu gọi bạn bè hùn vốn chung, mượn tiền của ba mẹ hoặc nếu lý tưởng thì có doanh thu từ những ngày đầu càng tốt. Còn không thì cách hay nhất là khoan nghỉ việc, cứ vừa làm vừa gây dựng sự nghiệp riêng của mình để có thể lấy tiền bên này để nuôi bên kia, đến khi nào các bạn không thể tiếp tục được bên công việc kia nữa thì hãy quyết định nghỉ. Và trong thời gian vẫn còn làm việc và có lương bên kia thì hãy dành thời gian làm đánh giá khách hàng và tìm hiểu xem có cơ hội không càng nhiều càng tốt.
Thật khó để trả lời câu hỏi nên hay không nên về nước, thuận lợi có, khó khăn cũng không ít. Câu trả lời tùy thuộc vào từng cá nhân, nhưng có điều chắc chắn đất nước luôn mong đợi các bạn du học sinh trở về.
Trên đây là những chia sẻ, lời khuyên đi du học về làm gì tốt nhất cho du học sinh.
Xem các kinh nghiệm du lịch, du học Úc, thủ tục làm visa đi Úc dễ đậu và các thông tin mua bán nhà đất Australia trên tin úc châu mới nhất.
Thảo Trần